Nguồn gốc lịch sử của bộ môn Cờ Tướng

co tuong co xua e1530975435856

Cờ tướng xuất phát từ đâu? câu hỏi này nhiều người đã biết là có xuất phát từ Trung Hoa. Nhưng chắc chưa nhiều người biết ngồn gốc thực sự. bài viết này Shbet xin giới thiệu rõ hơn.

Xuất xứ tên gọi

Người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa là cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) như trên bàn cờ. Cũng có 1 số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa trước thời nhà Nguyên của nước Mông Cổ(1271-1368)… thì lại không có voi, khi họ tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Quốc bèn gọi là “tượng kỳ” để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người đã suy ra “tượng kỳ” có nghĩa là cờ voi.

Trong tiếng Việt, từ trước tới nay thì trò chơi này được gọi là cờ tướng do trong bàn cờ quân Tướng là quan trọng nhất.

co tuong co xua e1530975435856

Nguồn gốc tên gọi của Cờ Tướng

Giả thuyết Murray về Cờ Tướng

Các loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng lại chiến trận và chiến thuật đã có tại Trung Hoa vào thời Chiến Quốc. Theo Murray thì 1 trò chơi có tên gọi “tượng kỳ” đã được đề cập đến ở thời Chiến Quốc; theo tài liệu ở thế kỷ I TCN có tên là Thuyết Uyển (說苑), đây là 1 thú vui của Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên cũng không thấy mô tả luật của trò chơi này và cũng không có gì đảm bảo là nó có quan hệ với cờ tướng hiện đại. Bắc Chu Vũ Đế viết 1 cuốn sách vào năm 569 có tên Tượng kinh. Cuốn sách đó mô tả lại luật của một trò chơi dựa trên thiên văn học có tên tượng kỳ hoặc tượng hí (象戲).

lich su hinh thanh co tuong

Giải thuyết Murray về Cờ Tướng

Vì những lý do đó, Murray đã đưa ra giả thuyết “tại Trung Quốc [cờ tướng] đã chiếm lấy bàn cờ và có tên gọi một trò chơi có tên tượng kỳ với nghĩa là ‘trò chơi thiên văn học’, đại diện cho những chuyển động rõ ràng của các vật thể thiên văn học có thể nhìn thấy được bằng mắt trần trên bầu trời đêm và những tài liệu Trung Quốc cổ xưa đề cập đến tượng kỳ với nghĩa của trò chơi thiên văn học chứ không phải cờ tướng”. Tuy nhiên thì, sự liên hệ giữa tượng và thiên văn học là không thật sự đáng kể và sự nảy sinh việc các chòm sao được gọi là “hình tượng” trong ngữ cảnh của thiên văn học cũng ít có khả năng hơn; cách sử dụng này có thể khiến 1 số tác giả Trung Hoa cổ đưa ra giả thuyết rằng tượng kỳ là băt đầu là mô phỏng của thiên văn học.

Để củng cố cho luận điểm này của mình, Murray dẫn ra một nguồn Trung Hoa cổ nói rằng trong cờ tướng cổ (cờ tướng hiện đại có thể đã sử dụng 1 số luật của nó) những quân cờ có thể xáo trộn được. Đặc điểm này là không có ở cờ tướng hiện đại. Murray cũng viết thêm rằng Trung Hoa cổ có nhiều hơn một trò chơi với tên tượng kỳ.

Giả thuyết khác về Cờ Tướng

Theo 1 giả thuyết khác, sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, 1 loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng chừng 200 năm). Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, và trở thành cờ vua còn đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII ở Trung Quốc.

Cờ tướng cổ đại thì không có quân Pháo và sông. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường và hoàn thiện được như ngày hôm nay vào thời nhà Tống bởi cho tới thời đó, thì con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh

Những thay đổi của người Trung Hoa để Cờ tướng ra đời

  • Họ không dùng “ô”, không dùng 2 màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng “đường” để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, thì họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
  • Đã là 2 quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đã đặt ra “hà”, tức là sông. Khi “hà” xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, thì bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là 1 sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên thì, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần ba.
  • Đã là quốc gia thì phải có cung cấm () và không thể cứ đi khắp bàn cờ như kiểu Saturanga được. Thế là “Cửu cung” đã được tạo ra. Điều này còn thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.

12108910 919895064768349 1583069908274463525 n

Những thay đổi của người Trung Hoa để tạo ra Cờ Tướng

  • Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến như cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hậu, kỵ sĩ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc thì việc thuộc mặt quân cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng 1 phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là 1 trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng được, còn cờ vua thì mất công hơn rất nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
  • Gần đây thì ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế thì người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng đã được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung.
  • Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Quốc đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó cũng chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. 

Bài viết trên đây chúng tôi đã lý giải về nguồn gốc của bộ môn Cờ Tướng. Mong rằng nó giải đáp được thắc mắc bạn đặt ra về sự ra đời của bộ môn này.


SHBET Trang Chủ Đăng Ký, Link Đăng Nhập Nhà Cái SHBET 2022

Đăng ký Shbet

Trả lời