Những điều bạn cần biết khi nhập môn cờ Tướng

264582 224225171072881 1983635382 n 1

Cờ tướng được biết là một trong những trò chơi giải trí mang thiêng hướng trí tuệ. Nếu bạn hứng thú và đang là người nhập môn cờ tướng. Bài viết này Shbet dành cho bạn để có thể nắm bắt tất cả về cờ tướng.

Cờ tướng là gì?

Cờ tướng (Tiếng Trung: 象棋), hay còn có cách gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Trung: 中國象棋), là 1 trò chơi trí tuệ dành cho hai người. Đây là loại cờ phổ biến nhất tại các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Singapore và nằm trong cùng một thể loại cờ với cờ vua, shogi, janggi.

264582 224225171072881 1983635382 n

Cờ tướng – bộ môn giải trí thiên hướng trí tuệ

Nguồn gốc của Cờ tướng

Theo tìm hiểu chúng tôi thấy rằng nguồn gốc của cờ tướng được tiếp cận theo hai hướng dưới đây:

Nguồn gốc cờ tướng theo Murray

Các loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng lại chiến trận và chiến thuật đã có tại Trung Hoa vào thời Chiến Quốc. Theo Murray thì 1 trò chơi có tên gọi “tượng kỳ” đã được đề cập đến ở thời Chiến Quốc; theo tài liệu ở thế kỷ I TCN có tên là Thuyết Uyển (說苑), đây là 1 thú vui của Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên cũng không thấy mô tả luật của trò chơi này và cũng không có gì đảm bảo là nó có quan hệ với cờ tướng hiện đại. Bắc Chu Vũ Đế viết 1 cuốn sách vào năm 569 có tên Tượng kinh. Cuốn sách đó mô tả lại luật của một trò chơi dựa trên thiên văn học có tên tượng kỳ hoặc tượng hí (象戲).

Vì những lý do đó, Murray đã đưa ra giả thuyết “tại Trung Quốc [cờ tướng] đã chiếm lấy bàn cờ và có tên gọi một trò chơi có tên tượng kỳ với nghĩa là ‘trò chơi thiên văn học’, đại diện cho những chuyển động rõ ràng của các vật thể thiên văn học có thể nhìn thấy được bằng mắt trần trên bầu trời đêm và những tài liệu Trung Quốc cổ xưa đề cập đến tượng kỳ với nghĩa của trò chơi thiên văn học chứ không phải cờ tướng”. Tuy nhiên thì, sự liên hệ giữa tượng và thiên văn học là không thật sự đáng kể và sự nảy sinh việc các chòm sao được gọi là “hình tượng” trong ngữ cảnh của thiên văn học cũng ít có khả năng hơn; cách sử dụng này có thể khiến 1 số tác giả Trung Hoa cổ đưa ra giả thuyết rằng tượng kỳ là băt đầu là mô phỏng của thiên văn học.

Để củng cố cho luận điểm này của mình, Murray dẫn ra một nguồn Trung Hoa cổ nói rằng trong cờ tướng cổ (cờ tướng hiện đại có thể đã sử dụng 1 số luật của nó) những quân cờ có thể xáo trộn được. Đặc điểm này là không có ở cờ tướng hiện đại. Murray cũng viết thêm rằng Trung Hoa cổ có nhiều hơn một trò chơi với tên tượng kỳ.

xiangqi 013

Nguồn gốc của cờ tướng

Nguồn gốc cờ tướng theo thuyết gia khác

Theo 1 giả thuyết khác, sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, 1 loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng chừng 200 năm). Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, và trở thành cờ vua còn đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII ở Trung Quốc.

Cờ tướng cổ đại thì không có quân Pháo và sông. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường và hoàn thiện được như ngày hôm nay vào thời nhà Tống bởi cho tới thời đó, thì con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh

Sự thay đổi của người Trung Quốc để hình thành Cờ tướng

  • Họ không dùng “ô”, không dùng 2 màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng “đường” để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, thì họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
  • Đã là 2 quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đã đặt ra “hà”, tức là sông. Khi “hà” xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, thì bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là 1 sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên thì, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần ba.
  • Đã là quốc gia thì phải có cung cấm () và không thể cứ đi khắp bàn cờ như kiểu Saturanga được. Thế là “Cửu cung” đã được tạo ra. Điều này còn thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
  • Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến như cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hậu, kỵ sĩ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc thì việc thuộc mặt quân cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng 1 phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là 1 trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng được, còn cờ vua thì mất công hơn rất nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
    Gần đây thì ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế thì người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng đã được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung.
  • Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Quốc đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó cũng chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. 

Xuất xứ tên gọi

Người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa là cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) như trên bàn cờ. Cũng có 1 số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa trước thời nhà Nguyên của nước Mông Cổ(1271-1368)… thì lại không có voi, khi họ tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Quốc bèn gọi là “tượng kỳ” để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người đã suy ra “tượng kỳ” có nghĩa là cờ voi.

Trong tiếng Việt, từ trước tới nay thì trò chơi này được gọi là cờ tướng do trong bàn cờ quân Tướng là quan trọng nhất.

huong dan choi co tuong chi tietNguồn gốc tên gọi của Cờ tướng

Các quân cờ trong Cờ tướng

Trên bàn cờ tướng có tất cả 32 quân cờ. mỗi bên có 16 quân. trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ về các quân cờ này.

Quân Tướng sẽ đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc và luôn luôn ở trong phạm vi cung, không được ra ngoài. Tính theo khả năng chiến đấu thì quân Tướng là yếu nhất do chỉ đi nước 1 và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi cờ tàn đòn “lộ mặt tướng” lại tỏ ra rất mạnh. Lúc này, quân Tướng mạnh ngang với Xe. Mỗi bên có 1 quân Tướng.Quân Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sĩ và Tượng canh gác hai bên.

Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và luôn phải ở trong cung. Như vậy, quân Sĩ sẽ có 5 giao điểm có thể đứng hợp lệ và Sĩ là quân cờ yếu nhất. Mỗi 1 bên có 2 Sĩ.

Quân Sĩ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sĩ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sĩ rồi dùng đôi Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công tấn công là 1 đòn chiến thuật thường thấy. Khi cờ tàn còn Pháo thì có thể dùng Sĩ để làm ngòi cho Pháo tấn công.

Quân Tượng sẽ đi chéo 2 ô mỗi nước và không được vượt sang sông. Mỗi bên sẽ có 2 Tượng. Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có 1 quân cờ nằm chặn giữa đường đi. Khi đó gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là “mắt Tượng”.  Quân Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. 1 Tốt qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hay 1 Tượng. Tuy nhiên khả năng phòng thủ của quân Tượng nhỉnh hơn Sĩ nên nếu Sĩ là 2 thì Tượng là 2,5.

cchessboard

Tất cả các quân cờ trong Cờ tướng

Quân Xe sẽ đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến. Quân Xe được coi là quân cờ mạnh nhất. Giá trị của quân Xe thường tính là bằng đôi Pháo hoặc Pháo Mã. Mỗi bên sẽ có 2 Xe.

Khai cuộc 2 bên thường đưa các quân Xe ra các đường dọc thông thoáng, dễ phòng thủ và tấn công.

Quân Pháo đi ngang và đi dọc giống như Xe. Điểm khác biệt là quân Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, thì tất cả những điểm từ điểm đi đến điểm đến cũng phải không có quân cản. Mỗi bên cũng có 2 Pháo.

Cờ tướng cổ đại thì không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh dưới hình thức là máy bắn đá. Bấy giờ, từ Pháo (砲) trong chữ Hán được viết với bộ “thạch”, nghĩa là đá. Cho đến thời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì từ Pháo (炮) được viết với bộ “hỏa”.

Do đặc điểm phải có ngòi khi tấn công, nên Pháo thường dùng Tốt của quân mình trong khai cuộc, hoặc dùng chính Sĩ hay Tượng của mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương trong cờ tàn cuộc.

Trên thực tế thì có tới 70% người chơi khai cuộc là dùng Pháo đưa vào giữa dọa bắt tốt đầu của đối phương, gọi là thế Pháo đầu. Đối phương cũng có thể dùng Pháo đối lại cũng vào giữa. Nếu bên nào đi sau đưa Pháo cùng bên với bên đi trước thì khai cuộc gọi là trận Thuận Pháo, đi Pháo vào ngược bên nhau thì gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).

Quân Mã sẽ đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô). Nếu có bất kỳ quân cờ nào đó nằm ngay bên cạnh thì quân Mã bị cản, không được đi đường đó. Mỗi bên cũng có 2 Mã. Mã do không đi thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động của quân này được xem là kém hơn Xe và Pháo. Khi khai cuộc, Mã kém hơn Pháo. Nhưng khi tàn cuộc, Mã trở nên mạnh hơn Pháo.

Quân Tốt đi một ô mỗi nước. Nếu Tốt chưa qua sông, thì nó chỉ được tiến. Nếu Tốt đã qua sông thì sẽ được đi ngang hay tiến, không được đi lùi. Mỗi bên sẽ có 5 Tốt.

Khi đi đến tuyến đáy, lúc này nó được gọi là Tốt lụt.

Trong khai cuộc, việc thí Tốt là chuyện tương đối bình thường. Ngoại trừ việc phải bảo vệ Tốt đầu, thì các quân Tốt khác thường xuyên bị xe pháo mã ăn mất. Việc mất mát 1 vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân.

Đến cờ tàn, giá trị của Tốt sẽ tăng nhanh và số lượng Tốt khi đó có thể đem lại thắng lợi cho người chơi hoặc chỉ hòa cờ. Khi đó việc đưa được Tốt qua sông và tới gần cung Tướng của đối phương trở nên hết sức quan trọng. Tốt khi đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì Tốt mạnh không khác Xe.

Các giai đoạn của một trận Cờ tướng

Người ta thường chia ván cờ tướng ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.

Khai cuộc

Thường khai cuộc được sẽ tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới nhất cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc chỉ đóng góp 30% mỗi giai đoạn.

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, thì có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Bí kíp khai cuộc cờ tướng

Khai cuộc Pháo đầu.

Tên của các khai cuộc sẽ được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính:

  • 1.Thuận Pháo
  • 2.Nghịch Pháo
  • 3.Bình phong mã
  • 4.Đơn đề mã
  • 5.Tam bộ hổ
  • 6.Điệp pháo
  • 7.Uyên ương pháo
  • 8.Quy bối pháo
  • 9.Thiên phong pháo

Khai cuộc không Pháo đầu

  • 1.Tiên nhân chỉ lộ
  • 2.Khởi mã cuộc
  • 3.Phi tượng cuộc
  • 4.Quá cung pháo
  • 5.Sĩ giác pháo
  • 6.Liễm pháo
  • 7.Khởi sĩ cuộc
  • 8.Tuần hà pháo
  • 9.Thiệt hoạt xa

Trung cuộc

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ nên có thể quy chung về 1 số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thì thế cờ lúc này theo kiểu “trăm hoa đua nở” nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

  • Bắt đôi: là cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
  • Nội kích: là đánh từ phía trong.
  • Kích thẳng vào Tướng.
  • Tả hữu giáp công: là kích vào cả hai cánh cùng một lúc.
  • Chiếu tướng bắt quân.
  • Điệu hổ ly sơn: là làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.
  • Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây hãm nhất, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương.
  • Tạo ách tắc: là dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối phương.
  • Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân đã bị cắt đứt.
  • Khống chế: chiến thuật này nhằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương.
  • Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân cờ.
  • Bao vây.
  • Trợ sức: là các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
  • Vu hồi: là đánh vòng từ phía sau.
  • Qua lại: là chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.
  • Quấy nhiễu.
  • Vây điểm diệt viện: là vây chặt quân nào đó của đối phương rồi đánh quân tới cứu viện.
  • Nước đợi chờ: là đi nước không có tác dụng để nhường đối phương, làm đối phương hết nước đi mà thua cờ.
  • Giam quân: khi 1 bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.
  • Vừa đỡ vừa chiếu lại.
  • Vừa đỡ vừa trả đòn.

29187220 1040215642797259 3997261008843499923 n e1531126909294 1

Bí kíp trung cuộc cờ tướng

Trung tàn

Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc và sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này thì hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.

Sát cuộc

Sát cuộc là 1 giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu bí tướng của đối phương.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn một cách chi tiết nhất về những điều cần biết với một người nhập môn cờ tướng. Mong rằng bài viết hữu ích đối với cá nhân bạn.


SHBET Trang Chủ Đăng Ký, Link Đăng Nhập Nhà Cái SHBET 2022

Trang chủ Shbet

Trả lời