Top 3 cao thử cờ Tướng miền Nam

nguyenvanngoan ctuongvacsong

Cờ tướng là một trò chơi chiến thuật giải trí rất phổ biến tại Việt Nam đã từ lâu. Bạn có thể bắt gặp các chú các bác đang túm năm tụp ba lại để xem một ván cờ tướng trên đường phố là một điều rất bình thường. Vậy liệu bạn có bao giờ thắc mắc rằng những cao thủ cờ tướng của Việt Nam là ai chưa?

Bài viết này nhà cái Shbet xin giới thiệu top 3 cao thủ cờ tướng tại miền nam Việt Nam nhé.

NGUYỄN VĂN NGOAN (1900 – 1966)

Đầu thế kỷ 20, 1 danh thủ Cờ Tướng nổi bật ở miền Nam Việt Nam là Nguyễn Văn Ngoan, mà tên thường gọi là Ba Quang. Xuất thân từ tỉnh Vĩnh Long, nhưng ông theo gia đình lánh nạn ở xứ Gò Công vì dính líu đến tổ chức Thiên Địa Hội, 1 đảng phái chống nô lệ Pháp thuộc.Ba Quang được mô tả như 1 chàng nghệ sĩ đa tài. Dẫu đã là 1 thợ kim hoàn nổi tiếng, nhưng còn là 1 tài tử đờn ca, thường kết bạn với giới nghệ sĩ cải lương. Đến nỗi khi 2 đứa con gái xinh đẹp lớn lên, ông cho theo đoàn hát, trở thành 2 nghệ sĩ Thanh Loan và Thanh Hương nổi tiếng một thời. Từ khi lên 8, Nguyễn Văn Ngoan đã sớm làm quen với những quân cờ, và khi chưa đầy 20, đã là một danh thủ nổi tiếng. Khi đó Sài-gòn tổ chức giải Cờ Tướng lần đầu tiên, lúc 27 tuổi, Nguyễn Văn Ngoan xuất hiện giữa chốn đấu trường, và oanh liệt chiếm được giải khôi nguyên 1927. Từ đó thì tên tuổi vang lừng khắp nước.

nguyenvanngoan ctuongvacsong

Thời bấy giờ nhiều tay Cờ nổi danh từ Trung quốc thường sang Việt Nam làm giang hồ kiếm sống, như Chung Trân, Tăng Triển Hồng, Triệu Khôn…Và với tính tình cởi mở dễ kết bạn, cùng với tính cách nhiệt thành, khiêm cung học hỏi từ những danh thủ đó, kỳ nghệ của Ba Quang đạt đến trình độ thượng thừa. 1 trong những thế trận từ cuốn Mai Hoa Phổ là chiêu thức “Bình Phong Mã” mà Ba Quang đã dày công tập luyện, đã trở thành độc chiêu nổi tiếng của ông.

Dẫu cũng có khi vung tay vào những cuộc đánh cờ độ để ăn tiền, nhưng với bản chất đạo đức và tính nhu mì, ưa học hỏi, Nguyễn Văn Ngoan luôn được giới yêu Cờ tôn là người “trọng nghĩa khinh tài”. Trong nhóm 3 người kết bạn “Đào Viên” gồm có ông và Hà Quang Bố, Nguyễn Thành Hội, Nguyễn Văn Ngoan được ví như là anh cả Lưu Huyền Đức, còn Hà Quang Bố là Quan Vũ và Nguyễn Thành Hội kể là Trương Phi. Cho đến nay, chiêu thức “Bình Phong Mã, khí Mã hãm Xa” vẫn còn được kể là tuyệt chiêu của Ba Quang, Nguyễn Văn Ngoan!

NGUYỄN THÀNH HỘI (1905-1956)

Nguyễn Thành Hội là một trong hai người em kết nghĩa vườn đào với danh thủ Nguyễn Văn Ngoan. Ông là người tỉnh An Giang, nhưng lớn lên ở Tây Ninh. Mặt mày đen đúa, rất nóng tính nên người đời thường gọi là Trương Phi. Nhà nghèo, và sớm vào đời để kiếm miếng cơm manh áo, nên Nguyễn Thành Hội đã dùng kỳ nghệ của mình làm kế sinh nhai bằng cách đánh độ. Ông chu du khắp nơi trên đất nước, và gặp gỡ nhiều cao thủ nên danh tiếng vang lừng.

  Vào năm 1933, công ty Mỹ An tại Sài-gòn mở 1 cuộc tranh tài Cờ Tướng, lấy tên “Vô địch Nam Kỳ”. Nguyễn Thành Hội, lúc đó 28 tuổi, đã ghi danh và đã đánh bại quần hùng như chẻ tre. Vào chung kết ông gặp Nguyễn Văn Khảm, thắng vẻ vang, đoạt chức vô địch trong tiếng vỗ tay vang dội.

 Dùng cờ như là mục tiêu kiếm tiền, một mình nam chinh bắc tiến. Dù là chân trời hay góc biển, hễ nghe đến ai chơi Cờ giỏi, ông đều lặn lội tìm gặp, thách đấu để thử tài và cũng để kiếm sống qua ngày. Là người miền Nam, nhưng ông đã nhiều phen ra miền Trung, 3 lần xông ra đất Bắc, từng gặp gỡ và giao đấu với nhiều người, như danh thủ Nguyễn Thi Hùng, vô địch miền Bắc Đặng Đình Yến v.v…

nguyenthanhhoi ctuongvacsong

 Nguyễn Thành Hội theo chủ trương thực dụng, dùng Cờ Tướng làm phương tiện mưu sinh, nên người ta thường gọi ông “trọng tiền hơn trọng nghĩa”, hoặc “cầu lợi chẳng cầu danh”. Dầu vậy làng Cờ miền Nam vẫn rất tôn trọng kỳ nghệ,  gọi ông là Giáo Hội, mặc dù ông không phải là một nhà dạy học bao giờ.

 Mùa đông năm 1956, người ta nhận được tin buồn: “Cựu vô địch cờ Tướng Nam Kỳ, sau 1 cơn bạo bệnh đã vĩnh viễn từ giã làng cờ, để lại bao thương tiếc cho mọi người”.

 Cũng như nhiều tay cờ giang hồ khác, ông tranh giải thì ít mà cáp độ đánh cá thì nhiều chính vì vậy tư liệu sự nghiệp cờ của ông để lại rất ít. Ông có cùng vơi đệ tử Thái Sanh Bính soạn quyển “Cờ Tướng Việt Nam” hướng dẫn chơi Pháo đầu phá Đơn đề Mã với phương án ăn Mã đội rất lý thú và hiệu quả. Đó là 1 đóng góp rất đáng trân trọng của một danh thủ tiền bối.

HÀ QUANG BỐ (1907-1949)

Hà Quang Bố thường được giới hâm mộ Cờ gọi là Giáo Bố. Ông tự nhận mình là hậu duệ của người Minh Hương. Ông sinh ra và lớn lên ở Rạch Giá, lập gia đình dời về sinh sống tại Cà Mau. Ông nội và cha đều là những tay chơi Cờ cao thủ. Khi Hà Quang Bố lên 10 tuổi đã được cha ông tận tình chỉ dạy kỳ nghệ. Đến năm ông 15 tuổi đã thành nhà vô địch trẻ tại huyện Long Mỹ, Rạch Giá.

Năm 1931, lúc 24 tuổi, ông xin được việc làm kinh lý cho khách sạn tại Sài-gòn. Và từ đây là khởi điểm cho một danh tiếng lẫy lừng. Ông mang theo 1 cơn bão nhỏ, thổi vào làng cờ thành phố. Đầu tiên ông đến điểm chơi Cờ ở ga xe lửa Saigon, khiêu chiến và đánh bại cao thủ giang hồ Nguyễn Văn Lai. Kế tiếp ông làm kinh hồn những danh thủ ở Phú Nhuận, Đa-kao, Bình Tây, Xóm Củi. Nghe danh đại cao thủ người Hoa tại Cầu Kiệu là Trần Tựu oai nghi mà nhiều người nể phục, Hà Quang Bố tìm đến xin thử tài và đã làm cho Trần Tựu gục ngã. Tại đây ông gặp Nguyễn Văn Ngoan, kết nghĩa làm đệ huynh. 2 người thường rủ nhau đi khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh tìm gặp nhiều cao thủ để thử tài. Nhờ đó mà kỳ nghệ và nội lực đạt đến đỉnh cao. Năm 1935, kiện tướng Trung quốc là Triệu Khôn sang Saigon và làm mưa làm gió, không ai đối thủ, nhưng khi gặp Hà Quang Bố đả đành đại bại. Tiếng tăm giáo Bố từ đó lẫy lừng.

HAQUANGBO

1 giai thoại xảy ra vào năm 1943. Sòng bạc Đại Thế Giới tổ chức 1 giải Cờ. Phần thưởng giải vô địch là 1 bức trường rất đẹp. Và giáo Hội (Nguyễn Thành Hội) đã chiếm giải. Khi giải thưởng mới vừa phát xong, thì trên tay giáo Hội còn cầm bức trướng, thì giáo Bố từ đâu đi tới, đề nghị 1 trận thư hùng danh dự với điều kiện: nếu như giáo Hội thắng, giáo Bố sẽ chung 100 đồng bạc (bây giờ tương đương với khoảng 300 đô Úc). Cón nếu thua, thì giáo Hội sẽ phải đưa bức trướng cho giáo Bố giữ. Là 1 người “trọng tiền tài hơn danh dự”, giáo Hội đồng ý ngay. Kết quả, sau 2 ván, một thua và một hòa, giáo Hội mất bức trướng về tay Hà Quang Bố.

Năm 1948, Sài Gòn lại tổ chức giải “vô địch Nam kỳ” và Hà Quang Bố đã đoạt được chức vô địch một cách xứng đáng. Năm 1949, khi ông vẫn còn phụ trách kỳ đài thì bệnh lao trở nặng và không lâu sau đó thì 1 ngôi sao sáng của làng cờ miền Nam vụt tắt khi tuổi đời mới được 42.

Ba cao thủ này là những tay chơi cờ tướng đỉnh cao thuộc top 3 người có kĩ năng chơi cờ tướng siêu đỉnh trong lịch sử cờ thủ Việt Nam. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn.


SHBET Trang Chủ Đăng Ký, Link Đăng Nhập Nhà Cái SHBET 2022

Link Shbet

Trả lời