Ý nghĩa của quân Mã trên bàn Cờ tướng

7976525405b4434b4db4b00.64172961 shutterstock 1077248351 1

Trong Binh Pháp Trung Quốc, Quân Mã là đại diện cho lính kị binh, là sự mô phỏng hình tượng kị binh cầm giáo đâm xiên kẻ thù. Trong bài viết dưới đây, Shbet sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những ý nghĩa về quân Mã trong bộ Cờ tướng.

Ý nghĩa của quân Mã trong bộ Cờ tướng

Mã là quân có sức tấn công rất mạnh trong Cờ Tướng, quân Mã với những những nước đi linh hoạt bất ngờ có khả năng thay đổi cục diện thế cờ. Với sức mạnh như vậy thì sẽ làm cho việc tiêu diệt các quân trở nên quá nhanh, công mạnh hơn thủ, sẽ làm Tướng bị uy hiếp nặng nề nếu hai Mã đối phương sang được trận địa bên này.

7976525405b4434b4db4b00.64172961 shutterstock 1077248351 1

Ý nghĩa của quân Mã trên bàn Cờ tướng

Khả năng di chuyển và luật cản Mã trong Cờ tướng

Quân Mã sẽ đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô). Nếu có bất kỳ quân cờ nào đó nằm ngay bên cạnh thì quân Mã bị cản, không được đi đường đó. Mỗi bên cũng có 2 Mã. Mã do không đi thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động của quân này được xem là kém hơn Xe và Pháo. Khi khai cuộc, Mã kém hơn Pháo. Nhưng khi tàn cuộc, Mã trở nên mạnh hơn Pháo.

Khác với quân Mã trong bàn Cờ Vua không bị luật cản bởi bàn cờ chật hẹp thì trong Cờ Tướng các quân Tốt sẽ móc xích với nhau và làm cản trở rất lớn nên việc tung hoành của Mã so với bàn Cờ Tướng khó khăn hơn nhiều. Từ khi có luật cản Mã, thì bàn cờ trở nên ôn hoà, nghệ thuật dùng quân để cản Mã cũng tinh vi hơn, khiến cho Mã dù mạnh hay song Mã cùng chiếu cũng không dễ gì bắt được Tướng đối phương nếu bất ngờ bị 1 quân khác cản chân.

Cũng giống như những quân cờ khác, thì quân Mã cũng có những đặc điểm và sức mạnh phụ thuộc vào “thế”. Ở vị trí tốt thì quân Mã có thể phát huy sức mạnh vượt trội nhưng khi rơi vào vị trí xấu sẽ bị hạn chế sức mạnh.

Quân Tướng

Quân Tướng sẽ đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc và luôn luôn ở trong phạm vi cung, không được ra ngoài. Tính theo khả năng chiến đấu thì quân Tướng là yếu nhất do chỉ đi nước 1 và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi cờ tàn đòn “lộ mặt tướng” lại tỏ ra rất mạnh. Lúc này, quân Tướng mạnh ngang với Xe. Mỗi bên có 1 quân Tướng.Quân Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sĩ và Tượng canh gác hai bên.

Quân Sĩ

Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và luôn phải ở trong cung. Như vậy, quân Sĩ sẽ có 5 giao điểm có thể đứng hợp lệ và Sĩ là quân cờ yếu nhất. Mỗi 1 bên có 2 Sĩ.

Quân Sĩ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sĩ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sĩ rồi dùng đôi Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công tấn công là 1 đòn chiến thuật thường thấy. Khi cờ tàn còn Pháo thì có thể dùng Sĩ để làm ngòi cho Pháo tấn công.

Quân Tượng

Quân Tượng sẽ đi chéo 2 ô mỗi nước và không được vượt sang sông. Mỗi bên sẽ có 2 Tượng. Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có 1 quân cờ nằm chặn giữa đường đi. Khi đó gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là “mắt Tượng”.  Quân Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. 1 Tốt qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hay 1 Tượng. Tuy nhiên khả năng phòng thủ của quân Tượng nhỉnh hơn Sĩ nên nếu Sĩ là 2 thì Tượng là 2,5.

thuat ngu co tuong 1

Cờ tướng với những nước cừ biến hóa tạo hứng thú cho người chơi

Quân Xe

Quân Xe sẽ đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến. Quân Xe được coi là quân cờ mạnh nhất. Giá trị của quân Xe thường tính là bằng đôi Pháo hoặc Pháo Mã. Mỗi bên sẽ có 2 Xe.

Khai cuộc 2 bên thường đưa các quân Xe ra các đường dọc thông thoáng, dễ phòng thủ và tấn công.

Quân Pháo

Quân Pháo đi ngang và đi dọc giống như Xe. Điểm khác biệt là quân Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, thì tất cả những điểm từ điểm đi đến điểm đến cũng phải không có quân cản. Mỗi bên cũng có 2 Pháo.

Cờ tướng cổ đại thì không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh dưới hình thức là máy bắn đá. Bấy giờ, từ Pháo (砲) trong chữ Hán được viết với bộ “thạch”, nghĩa là đá. Cho đến thời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì từ Pháo (炮) được viết với bộ “hỏa”.

Do đặc điểm phải có ngòi khi tấn công, nên Pháo thường dùng Tốt của quân mình trong khai cuộc, hoặc dùng chính Sĩ hay Tượng của mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương trong cờ tàn cuộc.

Trên thực tế thì có tới 70% người chơi khai cuộc là dùng Pháo đưa vào giữa dọa bắt tốt đầu của đối phương, gọi là thế Pháo đầu. Đối phương cũng có thể dùng Pháo đối lại cũng vào giữa. Nếu bên nào đi sau đưa Pháo cùng bên với bên đi trước thì khai cuộc gọi là trận Thuận Pháo, đi Pháo vào ngược bên nhau thì gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).

cchessboard

Nắm rõ từng quân cơ trong tay, chiến thắng sẽ thuộc về bạn

Quân Tốt

Quân Tốt đi một ô mỗi nước. Nếu Tốt chưa qua sông, thì nó chỉ được tiến. Nếu Tốt đã qua sông thì sẽ được đi ngang hay tiến, không được đi lùi. Mỗi bên sẽ có 5 Tốt.

Khi đi đến tuyến đáy, lúc này nó được gọi là Tốt lụt.

Trong khai cuộc, việc thí Tốt là chuyện tương đối bình thường. Ngoại trừ việc phải bảo vệ Tốt đầu, thì các quân Tốt khác thường xuyên bị xe pháo mã ăn mất. Việc mất mát 1 vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân.

Đến cờ tàn, giá trị của Tốt sẽ tăng nhanh và số lượng Tốt khi đó có thể đem lại thắng lợi cho người chơi hoặc chỉ hòa cờ. Khi đó việc đưa được Tốt qua sông và tới gần cung Tướng của đối phương trở nên hết sức quan trọng. Tốt khi đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì Tốt mạnh không khác Xe.

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về những ý nghĩa đằng sau quân Mã trên bàn Cờ tướng. Hơn thế, những cách di chuyển của tất cả các quân cờ trên bàn cờ cũng được đề cấp tới trong bài viết này. Mong rằng, những thông tin vwufa rồi hữu ích với bạn.


SHBET Trang Chủ Đăng Ký, Link Đăng Nhập Nhà Cái SHBET 2022

Trang chủ Shbet

Trả lời